Kinh nguyệt không đều là một trong những hiện tượng phổ biến ở chị em phụ nữ. Từ lâu, kinh nguyệt được xem là tấm gương phản chiếu sức khỏe sinh sản của nữ giới. Do đó, không ít chị em gặp hiện tượng kinh nguyệt không đều ảnh hưởng đến việc mang thai. Vậy thực hư rối loạn kinh nguyệt có thai được không? Cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau.

Xem thêm : [HCM] Chia sẻ 25 phòng khám phụ khoa tốt uy tín - Đa khoa quốc tế

Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Bình thường, mỗi chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới sẽ kéo dài khoảng 28-32 ngày (có thể lên 35 ngày). Với thời gian hành kinh khoảng từ 2-7 ngày và lượng máu mất đi trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt là khoảng từ 20-80ml.

Còn nếu chu kỳ kinh nguyệt của chị em không tuân theo đúng quy luật trên. Tháng có tháng không, chu kỳ quá ngắn hoặc quá dài một cách thất thường. Thời gian hành kinh dưới 2 ngày hoặc quá 7 ngày, kinh nguyệt ra quá ít hoặc quá nhiều... thì đây được gọi là rối loạn kinh nguyệt.

Nếu trường hợp nữ giới chỉ thi thoảng bị rối loạn kinh nguyệt 1-2 chu kỳ rồi quay lại với chu kỳ bình thường thì đây có thể là do tác động của yếu tố tâm lý căng thẳng và lo lắng, streess. Hoặc do chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý và bị xáo trộn. Hay chị em đã sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai… trong thời gian đó.

Tuy nhiên, nếu chu kỳ kinh nguyệt của chị em bị rối loạn trong một khoảng thời gian dài và liên tục ở nhiều chu kì. Kèm theo các dấu hiệu bất thường như đau bụng kinh, đau và ngứa rát ở vùng kin, ra máu âm đạo bất thường, đau vùng bụng dưới… Đây là dấu hiệu cảnh báo chị em đang mắc một số bệnh lý phụ khoa như: u xơ tử cung, u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung hoặc viêm nhiễm phụ khoa và thậm chí là ung thư tử cung…

Rối loạn kinh nguyệt dù là do nguyên nân nào thì cũng đều gây ảnh hưởng tới tâm lý, sức khỏe và sức khỏe sinh sản của chị em. Vì thế, chị em không được bỏ qua dấu hiệu này mà cần thăm khám và chữa trị hiệu quả.

Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt

Do sinh lí

Thay đổi nội tiết tố:

Trong suốt thời kỳ sinh sản của mình, người phụ nữ phải trải qua nhiều giai đoạn từ lúc có kinh nguyệt, mang thai, cho con bú, tiền mãn kinh đến mãn kinh. Những sự thay đổi này đi liền với sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.

- Dậy thì: Khi mới có kinh nguyệt, hầu hết con gái đều có kinh nguyệt không đều. Vì buồng trứng và các cơ quan sinh dục khác vẫn chưa phát triển hoàn thiện. Nội tiết tố mới được giải phóng trong cơ thể phải mất một thời gian để ổn định. Thường phải mất 2, 3 năm đầu tiên kinh nguyệt còn chưa đều.

- Cho con bú: Prolactin là hormon chịu trách nhiệm bài tiết sữa mẹ. Prolactin làm ức chế buồng trứng, giảm hàm lượng nội tiết tố nữ estrogen có thể gây vô kinh. Vòng kinh sẽ xuất hiện trở lại muộn hơn và cần một thời gian thì kinh nguyệt mới ổn định như trước.

- Trước thời kỳ tiền mãn kinh: Nồng độ hormon nữ suy giảm do buồng trứng suy giảm hoạt động (rối loạn phóng noãn), gây rối loạn và cơ thể lão hóa nên chu kỳ kinh bị phá vỡ và dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.

Tăng hoặc giảm cân:

Thay đổi cân nặng đột ngột cũng dẫn đến rối loạn kinh nguyệt. Bởi vì những biến động trong cân nặng của phụ nữ có thể tác động lên tuyến yên. Từ đó tạo ra sự mất cân bằng hormon, gây rối loạn chu kỳ rụng trứng dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.

Rối loạn ăn uống:

Chế độ ăn uống và dinh dưỡng không hợp lý, sử dụng các chất kích thích (thuốc lá, cafe)... Làm thay đổi nồng độ hormon và gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể như rối loạn tiêu hóa. Từ đó gây mệt mỏi, mất nước, mạch đập nhanh, hạ huyết áp... làm ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt.

Tập thể dục quá sức:

Tập luyện quá mức làm tiêu hao rất nhiều năng lượng, làm thay đổi hoạt động thông thường của các cơ quan trong cơ thể. Nên cũng gây rối loạn kinh nguyệt, có thể gây vô kinh thứ phát.

Căng thẳng - stress:

Căng thẳng, ốm đau nhiều ngày, stress... sẽ làm cho tuyến thượng thận sẽ tiết ra hormon cortisol. Loại hormon này có ảnh hưởng đến quá trình sinh sản các nội tiết tố nữ như estrogen và progesterone. Hai loại hoocmon này có nhiệm vụ điều hòa kinh nguyệt của bạn.

Vệ sinh không sạch sẽ:

Trong thời gian kinh nguyệt và sau khi quan hệ tình dục, bạn nên vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là vùng kín. Thay băng vệ sinh đều đặn, cách khoảng 3 - 4 tiếng thì nên thay băng vệ sinh một lần. Để hạn chế được vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm phụ khoa .

Tác dụng phụ của thuốc:

Sử dụng thuốc kháng sinh liều cao, dài ngày hoặc các thuốc hormon cũng có thể dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.

Do bệnh lí

Rối loạn tuyến giáp:

Rối loạn tuyến giáp gây ảnh hưởng đến tốc độ trao đổi chất trong cơ thể. Làm thay đổi nội tiết tố và chu kỳ kinh nguyệt, có thể gây vô kinh thứ phát.

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS):

Buồng trứng không rụng trứng, làm ảnh hưởng đến lượng progesteron, gây mất cân đối tỉ lệ estrogen-progesteron trong cơ thể. Ảnh hưởng đến nội mạc tử cung, gây bong lớp nội mạc tử cung, dẫn đến rong huyết. Nếu tình trạng này xảy ra, phụ nữ không có chu kỳ kinh thật sự vì quá trình rụng trứng diễn ra không đều.

Nhiễm khuẩn sau sinh:

Sau nạo thai, viêm nội mạc tử cung, cũng sẽ làm rối loạn chu kì kinh nguyệt, do gây dính buồng tử cung- gây vô kinh thứ phát. Các bệnh lý như u xơ tử cung dưới niêm mạc, polyp lòng tử cung. Tăng sinh nội mạc tử cung, ung thư nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung gây rong huyết không theo chu kì kinh nguyệt.

Suy buồng trứng sớm:

Là tình trạng buồng trứng mất chức năng trước tuổi 40. Những phụ nữ mắc chứng suy buồng trứng sớm có thể có kinh nguyệt không đều hoặc không thường xuyên trong nhiều năm.

Bị rối loạn kinh nguyệt có thai được không?

Rối loạn kinh nguyệt có thai được không là thắc mắc chung của rất nhiều chị em khi không may gặp tình trạng kinh nguyệt không đều.

Về vấn đề này, các chuyên gia cho hay, bị rối loạn kinh nguyệt chị em vẫn có thể có con nhưng khả năng có con là rất thấp. Tức là tỷ lệ thụ thai thành công rất nhỏ và rất khó, thậm chí tình trạng này còn khiến chị em rơi vào tình trạng vô sinh hiếm muộn.

Rối loạn kinh nguyệt xảy ra do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Chính vì thế mà để khẳng định rối loạn kinh nguyệt có thai không cần phải xác định được nguyên nhân gây nên hiện tượng rối loạn kinh nguyệt là gì. Dưới đây là 1 số nguyên nhân gây ra rối loạn kinh nguyệt và khả năng có thai khi bị bệnh từ những nguyên nhân này ra sao:

Nguyên nhân do stress

Nếu rối loạn kinh nguyệt là do vấn đề tâm lý căng thẳng, mệt mỏi. Người bệnh sinh hoạt không điều độ thì khi điều chỉnh lại các vấn đề này trong cuộc sống thì chu kỳ kinh nguyệt sẽ cân bằng trở lại và việc có thai là hoàn toàn có thể.

Nguyên nhân do nội tiết tố

Nếu rối loạn kinh nguyệt là do thay đổi nội tiết tố. Chị em vẫn hoàn toàn có thể mang thai bình thường khi vấn đề rối loạn nội tiết được giải quyết.

Nguyên nhân do bệnh lý

Nếu nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt là do các bệnh lý thì đây là vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến khả năng thụ thai ở chị em phụ nữ.

Một số bệnh phụ khoa liên quan đến buồng trứng, tử cung sẽ khiến cho chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn. Từ đó sẽ ảnh hưởng lớn đến việc mang thai.

Nếu bệnh nhân mắc bệnh buồng trứng đa nang, u xơ tử cung, suy buồng trứng dẫn đến rối loạn kinh nguyệt thì đây là một vấn đề nghiêm trọng. Tức là khả năng có thai là rất thấp hay nói cách khác các bệnh này có thể khiến cho người bệnh bị vô sinh nếu mắc các bệnh trên.

Nếu chức năng của buồng trứng hoạt động không bình thường khiến xảy ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt. Điều đó có nghĩa rằng quá trình rụng trứng cũng đang gặp vấn đề.

Nếu trứng rụng không đều, đồng nghĩa với việc tinh trùng gặp trứng và thụ thai sẽ khó khăn từ đó ảnh hưởng đến khả năng thụ thai. Vậy thì trường hợp này câu trả lời cho câu hỏi rối loạn kinh nguyệt có thai không chính là rất rất khó.

Kinh nguyệt không đều phải làm sao?

Các bác sĩ cho biết, kinh nguyệt không đều xuất phát từ nhiều yếu tố. Nên hiệu quả điều trị vì thế mà cũng phụ thuộc nhiều vào việc xác định chính xác nguyên nhân gây ra nó.

Do mất cân bằng nội tiết tố thông thường:

  • Tránh stress, trầm cảm, giữ tâm trạng thoải mái, vui tươi
  • Có chế độ học tập, làm việc và nghỉ ngơi một cách hợp lý, không nên thức khuya.
  • Tăng cường ăn các loại ra củ, hoa quả tươi đặc biệt là đu đủ.
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá, cà phê…
  • Sử dụng các bài thuốc điều trị rối loạn kinh nguyệt dân gian như cây nhọ nồi, ngải cứu, ích mẫu.

Do bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa:

  • Điều trị nội khoa: Dùng các loại thuốc chứa Estrogen để cân bằng nội tiết, kích thích buồng trứng hoạt động bình thường, giảm các triệu chứng, kháng khuẩn, chống viêm..
  • Điều trị ngoại khoa: Tác động, tiêu diệt mầm bệnh gây ra chứng rối loạn kinh nguyệt, phục hồi thương tổn và kích thích buồng trứng sản sinh nội tiết.

Hy vọng với những thông tin trên đã giúp chị em giải đáp lo lắng rối loạn kinh nguyệt có thai được không. Để bảo vệ thiên chức làm mẹ, chị em hãy đến gặp bác sĩ ngay khi thấy có những dấu hiệu bất thường về chu kỳ kinh nguyệt.

Khám rối loạn kinh nguyệt tại phòng khám Bác sĩ Nguyễn Thị Huỳnh Mai

Đánh giá:

  • Phòng khám do Bác sĩ Sản Phụ khoa Nguyễn Thị Huỳnh Mai phụ trách đã được Sở y tế cấp phép hoạt động.
  • Bác sĩ Huỳnh Mai từng công tác và giữ chức vụ trưởng khoa tại nhiều bệnh viện lớn tại TP HCM. Bác sỹ còn đạt được danh hiệu Thầy thuốc ưu tú +Phòng khám Đa khoa quốc tế HCM- Nơi bác sĩ Mai trực tiếp điều trị có cơ sở khang trang, trang thiết bị hiện đại, phương pháp điều trị đa dạng. Chi phí điều trị bệnh phụ khoa hợp lý.
  • Bác sĩ khá niềm nở, vui tính. Khi khám bệnh rất kỹ lưỡng. Ai đặt hẹn được với bác sĩ thì quá yên tâm rồi.
  • Địa chỉ: Số 221 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TPHCM
  • Điện thoại: 0358427245
  • Thời gian làm việc: Từ 8h-20 giờ tất cả các ngày trong tuần. Bao gồm cả T7, CN và ngày Lễ, Tết.
  • Lưu ý: Các mẹ nên đặt hẹn trước với bác sĩ Mai để chủ động thời gian thăm khám, tránh chờ đợi lâu.

Tin hot : Phòng khám của bác sĩ đang có chương trình ưu đãi đặc biệt. Miễn phí khám lâm sàng, giảm 30% chi phí khám phụ khoa cho chị em đăng ký đặt hẹn khám trước. Nhận ưu đãi và lấy mã số khám ưu tiên tại đây